Mi Thái Nguyên - Cho Cuộc Sống Thông Minh Hơn

OrderLookup

Tra cứu

Đơn hàng
Hotline

Hotline

0385.300.300
Hotline

Tìm cửa hàng

Gần nhất
Cart 0
Giỏ hàng
OrderLookup

Tra cứu

Đơn hàng
Hotline

Tìm cửa hàng

Gần nhất
Hotline

Hotline

0385.300.300

Tra cứu đơn hàng

Cách khắc phục tình trạng robot hút bụi khó vào dock, không tự tìm được đường về

John Doe | 27/08/2020
cover_home_robot_hut_bui_khong_ve_dock.jpg Vấn đề robot hút bụi không tự về dock được, hoặc loay hoay mãi mà không thể de vào dock để sạc pin, thì khả năng cao là bạn đang để dock không đúng cách. Bên dưới là một số lưu ý khi bạn tìm chỗ đặt dock cho robot hút bụi, và nó áp dụng cho mọi hãng luôn: Roborock, Deebot, Xiaomi, Eufy… đều làm theo cách này.

Số 1: Để dock cách tường đủ xa

Một suy nghĩ thường thấy đó là chúng ta sẽ để dock ở góc nhà, khi đó robot lúc không hoạt động sẽ nằm gọn gàng và “biến mất” khỏi phòng khách của bạn. Suy nghĩ này vẫn đúng, không sao cả, và mình cũng thường để robot trong góc nhà. Tuy nhiên, khi để dock trong góc thì bạn cần lưu ý rằng hai bên trái phải của dock phải cách tường ít nhất 50cm, và nếu bạn có góc nào đặc biệt thì khoảng cách về phía trước cũng phải tối thiểu 1,5m. Bạn có thể xem hình bên dưới, mình chụp từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của Roborock. Các hãng khác cũng làm tương tự, khoảng cách cũng tương tự. charging_dock.jpg Vì sao cần khoảng cách này? Đơn giản thôi, để robot có đủ chỗ de đít vào mỗi khi nó chạy xong. Nếu hai bên trái phải của dock hẹp quá thì cảm biến của robot sẽ nhận thấy khoảng cách hai bên không đủ và robot không thể chạy vô được. Có thể khi bạn ướm ướm thì vừa, nhưng lúc robot chạy thì nó xài cảm biến mà, đâu có can thiệp tay được đâu.

Số 2: Nhớ để ý điện cho dock sạc

Mình thấy rằng khi dock sạc không cắm điện, các con robot không thể xác định được dock để quay về, hãng nào cũng vậy luôn. Sau khi mình cắm điện vô thì mọi thứ trở lại bình thường. Như vậy, anh em nhớ để ý nguồn điện cho dock, đừng vô tình tắt mất rồi lại than robot không biết đường về nhà.

Số 3: Nhớ thu gọn dây điện của dock

Nếu dây cáp nằm trên mặt đất, trong lúc dọn dẹp robot có thể vô tình cuốn dây vào và lôi cả cái dock đi. Đa số robot hiện nay không thể “thấy” được dây điện nên việc này cũng thường xảy ra đấy, nhất là khi bạn để dock trong không gian hẹp. Thường nhà sản xuất nào cũng bán kèm một sợi dây xé để bạn cuộn cáp lại cho gọn, bạn có thể cuộn cáp lại như hình ở phần Số 1 là đẹp nhất, vừa gọn nhà, vừa không bị robot cuốn dây vào. 4974935_tren_tay_roborock_s5_max_11.jpg

Số 4: Nên dùng băng keo 2 mặt để cố định dock xuống đi

Bạn có thể dán một miếng băng keo 2 mặt ở bên dưới dock để cố định dock xuống mặt đất. Việc này giúp dock không bị xê dịch khi robot de vào, giúp nó de nhanh chóng, chính xác ở mọi lần mà nó làm xong việc. Trước khi dán, nhớ lau chùi sạch sẽ phần sàn bên dưới, lau khô rồi hãy dán nhé.

Số 5: Nếu mãi mà robot không tìm được đường về

Trước tiên bạn thử cách reset lại bản đồ của robot xem sao, thường thì nó sẽ giải quyết được vấn đề. Lúc reset, nhờ đặt robot lại dock một cách thủ công nhé, bởi nó sẽ xác định dock trước tiên và định vị dock trong bản đồ sắp quét được. Còn nếu không thể về dock nữa thì nên đem đi bảo hành, chắc chắn là con robot có lỗi rồi chứ không nhà sản xuất nào làm robot ngu ngốc như vậy cả.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: